Chúng tôi muốn nói về một hội thi rất “đặc biệt”- hội thi “Văn hoá cồng chiêng” được xã Châu lý (Quỳ Hợp) tổ chức trong thời gian vừa qua. Nói “đặc biệt” là vì đã lâu lắm rồi, dễ đến mấy chục năm nay trên địa bàn Quỳ Hợp hiếm có một hội thi nào như thế...
Trong ngày vui ấy, 10 đội cồng chiêng trẻ đến từ các xóm bản ở Châu Lý đã cùng về thi tài, căn nhà sàn truyền thống tại trung tâm UBND xã rộn tiếng chiêng ngân. Tôi cùng rất nhiều người đã cùng hoà vui trong thanh âm ấy, khám phá giai điệu của những “Tí Coong bổ”, “Tí Coong hà” và “Tí Coong tiền xất”... Mới hay đánh cồng chiêng cũng có những niêm luật rất riêng và vì sao những thanh âm cồng chiêng lại lay động tâm thức người ta đến vậy.
Trao đổi cùng tôi, anh Nguyễn Hồng Kỳ- Bí thư Đoàn xã cho hay, để có một hội thi như thế này là một cố gắng rất lớn của địa phương mà “chủ công” là Đoàn thanh niên và Ban văn hoá xã. Đã là Hội thi thì phải có phân định thấp cao, phải có... tiêu chí chấm giải. Nhưng chấm giải như thế nào thì lại là điều khó vì từ trước tới nay khắp trong vùng chưa có một hội thi nào như thế này để mà học tập. Thế là anh em phải chia nhau tìm đến các nghệ nhân trong vùng để ghi lại “niêm luật” của những giai điệu. Làn điệu “Tí Coong bổ” phải được đánh từ chiêng số 1 rồi đến chiêng số 3, tiếp đến chiêng số 2, sau cùng là chiêng số 4; sau đó chuyển điệu 4- 2- 3- 1; 3- 2- 4- 1; 2- 3- 1- 4... Làn điệu “Tí Coong hà” phái đánh từ chiêng số 4 đến chiêng số 3 tiếp đến là chiêng số 1 và chiêng số 4... Còn nữa, cùng với đánh chiêng là múa phụ hoạ, pí còke, thổi kèn. Đơn cử như đánh chiêng “Tí Coong bổ” thì múa phụ hoạ phải là điệu “Xái Coóng”.
Cầm cân nẩy mực cho cuộc thi này là một Ban giám khảo cũng rất.. đặc biệt, người thì mới được mời về sau những buổi làm đồng, người thì vừa “xuống núi” sau những ngày miệt mài trên trang trại nhưng tựu trung ở họ là niềm đam mê và vốn văn hoá dân gian cực kỳ phong phú. Vốn liếng là thế nhưng vào cuộc thi Ban giám khảo cũng phải toát mồ hôi hột để phân định thấp cao. Nếu như đội Bản Choọng ấn tượng với màn biểu diễn phối hợp giữa chiêng trống và kèn thì đội Bản Xết lại tỏ ra tài hoa trong từng phách trống, nhịp chiêng; đội Bản Cồn duyên dáng trong sắc phục váy áo của những diễn viên múa Xái Coóng..
Trao đổi cùng tôi, anh Nguyễn Hồng Kỳ- Bí thư Đoàn xã cho hay, để có một hội thi như thế này là một cố gắng rất lớn của địa phương mà “chủ công” là Đoàn thanh niên và Ban văn hoá xã. Đã là Hội thi thì phải có phân định thấp cao, phải có... tiêu chí chấm giải. Nhưng chấm giải như thế nào thì lại là điều khó vì từ trước tới nay khắp trong vùng chưa có một hội thi nào như thế này để mà học tập. Thế là anh em phải chia nhau tìm đến các nghệ nhân trong vùng để ghi lại “niêm luật” của những giai điệu. Làn điệu “Tí Coong bổ” phải được đánh từ chiêng số 1 rồi đến chiêng số 3, tiếp đến chiêng số 2, sau cùng là chiêng số 4; sau đó chuyển điệu 4- 2- 3- 1; 3- 2- 4- 1; 2- 3- 1- 4... Làn điệu “Tí Coong hà” phái đánh từ chiêng số 4 đến chiêng số 3 tiếp đến là chiêng số 1 và chiêng số 4... Còn nữa, cùng với đánh chiêng là múa phụ hoạ, pí còke, thổi kèn. Đơn cử như đánh chiêng “Tí Coong bổ” thì múa phụ hoạ phải là điệu “Xái Coóng”.
Cầm cân nẩy mực cho cuộc thi này là một Ban giám khảo cũng rất.. đặc biệt, người thì mới được mời về sau những buổi làm đồng, người thì vừa “xuống núi” sau những ngày miệt mài trên trang trại nhưng tựu trung ở họ là niềm đam mê và vốn văn hoá dân gian cực kỳ phong phú. Vốn liếng là thế nhưng vào cuộc thi Ban giám khảo cũng phải toát mồ hôi hột để phân định thấp cao. Nếu như đội Bản Choọng ấn tượng với màn biểu diễn phối hợp giữa chiêng trống và kèn thì đội Bản Xết lại tỏ ra tài hoa trong từng phách trống, nhịp chiêng; đội Bản Cồn duyên dáng trong sắc phục váy áo của những diễn viên múa Xái Coóng..
Sau những phần thi đầy hào hứng thu hút rất đông người xem, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội cồng chiêng Bản Xết, giải nhì đội Bản Choọng, Bản Cồn. Khép lại hội vui, những bạn trẻ trở về với công việc thường ngày, họ hẹn nhau cùng luyện tập để vui hội cồng chiêng lần tới. Tôi thầm vui cùng họ bởi từ hội thi này rất nhiều bạn trẻ đã làm quen với những Tí Coong bổ, Tí Coong hà... Những bộ chiêng quý sẽ không còn bị “ngủ quên” trên gác chạn và bản làng sẽ mãi còn rộn tiếng chiêng ngân.
Cao Duy Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét