MƯỜNG CHOỌNG VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Bài 5: Chuyện phục dựng Đền Choọng
Trong suốt quá trình sưu tầm, góp nhặt tư liệu về Mường Choọng và cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn, người viết cảm nhận rằng: Tất cả những gì liên quan đến cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn luôn được người dân Mường Choọng dành cho tình cảm đặc biệt tự hào-
tôn kính. Trống đồng và vạc nuôi quân được người ân suy tôn là vật thiêng; Thẩm
Ông Hâu- nơi ngàn xưa nghĩa quân Lam Sơn bàn chuyện quân cơ được xem là hang
thiêng; Pu Đên nơi tọa lạc đền Choọng là chốn thiêng ...
Và, trong chuỗi di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn thì đền Choọng là tâm điểm chất chứa nỗi niềm hậu thế, mang đậm dấu ấn
văn hóa tâm linh của người dân Mường Choọng. Hệ lụy một thời ấu trĩ, năm 1957 Đền
Choọng bị phá dỡ, toàn bộ sắc phong và văn tự của đền được ông Vi Văn Chương ở
Bản Bồn, xã Châu Lý là Chủ tịch Nông hội đương thời mang về nhà cất giữ. Chẳng
may, năm 1973, trong một lần hỏa hoạn, tài sản gia đình ông cùng toàn bộ sắc
phong, văn tự của đền bị thiêu rụi, người vợ của ông cũng bị chết cháy trong lần
hỏa hoạn này. Bởi vậy, quá trình hơn mười năm qua nỗ lực làm sáng tỏ mạch sử Mường
Choọng và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lịch sử Đền Choọng... người viết đã gặp không
ít khó khăn.
Thật may, giữa hư ảo huyền tích, người viết đã nhận được sự chia sẻ quý báu của những bậc cao niên và rất nhiều những người quan tâm đến cội nguồn lịch sử. Già Vi Văn Hương (nay đã khuất), già Vi Văn Tuyên... đã tỉ mẩn kể cho người viết những gì mắt thấy tai nghe về Đền Choọng. Già Lương Văn Tuyền- nguyên là người chuyên soạn thảo văn tự phục vụ tế lễ tại Đền Choọng- một đời luôn canh cánh nỗi niềm. Trước phút lâm chung, già Tuyền đã chép lại đôi câu đối trên Đền Choọng xưa và lời văn cúng Đến Choọng bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ để lưu lại cho hậu thế. Có những em nhỏ vô tình lượm được những mũi giáo hoen gỉ dấu tích thời gian tại Huồi Vang Cơ cũng tìm gặp người viết để hiến tặng thầm góp sức mình sáng tỏ một thủa đáng nhớ của cha ông. Có những người ở Thành phố Vinh và rất nhiều nơi khác, gác lại bận bịu đời thường, cứ vào cữ Đám lục ngoạt và Lễ tất niên ở Đền Choọng lại lặn lội tìm về dâng nén tâm nhang trước ban thờ dựng tạm trên nền đền xưa cũ...
Suốt nhiều năm qua, việc phục dựng đền Choọng đã trở thành tâm nguyện của hết thảy người dân Mường Choọng và những ai nặng lòng với nguồn cội xa xưa trên mảnh đất này. Lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Ban quản lý di tích- danh thắng; lãnh đạo huyện Quỳ Hợp... đã về khảo sát thực trạng di tích Đền Choọng. Thể theo nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân, huyện Quỳ Hợp đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án phục dựng Đền Choọng do ông Vi Thanh Tường- Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban.
Năm 2011, Đề án thiết kế, phục hồi và tôn tạo di tích Đền Choọng đã được triển khai, những kiến trúc sư tâm huyết đã lặn lội khắp Pu Đên và quần thể di tích Đền Choọng để định hình nên một phác thảo quy hoạch tổng thể có tâm và có tầm với tổng diện tích quy hoạch lên tới 14ha. Do khó khăn về nguồn kinh phí, việc xây dựng gian chính thượng điện Đền Choọng đến nay vẫn chưa được tiến hành...
Mong sao, một ngày gần đây Đền Choọng sẽ được phục dựng; thỏa nguyện tấm lòng hậu thế đối với tiền nhân, Pu Đên cùng những dấu tích nghĩa quân Lam Sơn xưa ở Mường Choọng và vùng phụ cận sẽ không còn hoang lạnh. Không đơn thuần là nỗi niềm hoài vọng; hơn mọi ngôn từ, việc phục dựng Đền Choọng sẽ góp phần để đạo lý uống nước nhớ nguồn lan tỏa, hậu thế sẽ không lãng quên những trang sử oai hùng, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em sẽ thêm bền chặt ở Mường Choọng và khắp dải đất miền tây xứ Nghệ trong những tháng năm này./.
Thật may, giữa hư ảo huyền tích, người viết đã nhận được sự chia sẻ quý báu của những bậc cao niên và rất nhiều những người quan tâm đến cội nguồn lịch sử. Già Vi Văn Hương (nay đã khuất), già Vi Văn Tuyên... đã tỉ mẩn kể cho người viết những gì mắt thấy tai nghe về Đền Choọng. Già Lương Văn Tuyền- nguyên là người chuyên soạn thảo văn tự phục vụ tế lễ tại Đền Choọng- một đời luôn canh cánh nỗi niềm. Trước phút lâm chung, già Tuyền đã chép lại đôi câu đối trên Đền Choọng xưa và lời văn cúng Đến Choọng bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ để lưu lại cho hậu thế. Có những em nhỏ vô tình lượm được những mũi giáo hoen gỉ dấu tích thời gian tại Huồi Vang Cơ cũng tìm gặp người viết để hiến tặng thầm góp sức mình sáng tỏ một thủa đáng nhớ của cha ông. Có những người ở Thành phố Vinh và rất nhiều nơi khác, gác lại bận bịu đời thường, cứ vào cữ Đám lục ngoạt và Lễ tất niên ở Đền Choọng lại lặn lội tìm về dâng nén tâm nhang trước ban thờ dựng tạm trên nền đền xưa cũ...
Suốt nhiều năm qua, việc phục dựng đền Choọng đã trở thành tâm nguyện của hết thảy người dân Mường Choọng và những ai nặng lòng với nguồn cội xa xưa trên mảnh đất này. Lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Ban quản lý di tích- danh thắng; lãnh đạo huyện Quỳ Hợp... đã về khảo sát thực trạng di tích Đền Choọng. Thể theo nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân, huyện Quỳ Hợp đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án phục dựng Đền Choọng do ông Vi Thanh Tường- Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban.
Năm 2011, Đề án thiết kế, phục hồi và tôn tạo di tích Đền Choọng đã được triển khai, những kiến trúc sư tâm huyết đã lặn lội khắp Pu Đên và quần thể di tích Đền Choọng để định hình nên một phác thảo quy hoạch tổng thể có tâm và có tầm với tổng diện tích quy hoạch lên tới 14ha. Do khó khăn về nguồn kinh phí, việc xây dựng gian chính thượng điện Đền Choọng đến nay vẫn chưa được tiến hành...
Mong sao, một ngày gần đây Đền Choọng sẽ được phục dựng; thỏa nguyện tấm lòng hậu thế đối với tiền nhân, Pu Đên cùng những dấu tích nghĩa quân Lam Sơn xưa ở Mường Choọng và vùng phụ cận sẽ không còn hoang lạnh. Không đơn thuần là nỗi niềm hoài vọng; hơn mọi ngôn từ, việc phục dựng Đền Choọng sẽ góp phần để đạo lý uống nước nhớ nguồn lan tỏa, hậu thế sẽ không lãng quên những trang sử oai hùng, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em sẽ thêm bền chặt ở Mường Choọng và khắp dải đất miền tây xứ Nghệ trong những tháng năm này./.
Cao Duy Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét